Con cái bảo lãnh cha mẹ để có thẻ xanh Mỹ

Nếu bạn là công dân Hoa Kỳ và trên 21 tuổi thì bạn đủ điều kiện nhận thẻ xanh cho cha mẹ bằng cách tài trợ cho họ. Phụ huynh của công dân Mỹ trưởng thành được coi là “thân nhân ngay lập tức” theo luật nhập cư Hoa Kỳ và do đó không phải chịu hạn ngạch nhập cư bằng số. Trong trường hợp này, quá trình này chỉ mất thời gian cần thiết cho các thủ tục giấy tờ để di chuyển qua bộ máy quan liêu. Có sự khác biệt về thời gian dựa trên việc cha mẹ của bạn là hợp pháp ở Hoa Kỳ, bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, hoặc ở nước ngoài.

Nếu cha mẹ bạn đã nhập cảnh hợp pháp tại Hoa Kỳ và hiện đang sống ở Hoa Kỳ thì quá trình này mất khoảng 6 tháng sau khi bạn gửi:

  • Một Đơn I-130 Visa cho mỗi phụ huynh
  • Bằng chứng về công dân Hoa Kỳ của bạn
  • Bằng chứng rằng họ là cha mẹ của bạn

Đồng thời bạn gửi các tài liệu này, mỗi người phải nộp đơn I-485 để điều chỉnh trạng thái . Tại thời điểm này, họ có thể nộp đơn xin giấy phép lao động và giấy phép đi lại quốc tế, cũng được gọi là tạm ứng trước . Nếu họ muốn nộp đơn xin giấy phép này thì bạn sẽ cần phải gửi bản khai có tuyên thệ hỗ trợ cho từng phụ huynh.

Một khi chúng được lấy dấu vân tay thành công và đã được khám bệnh, họ sẽ nhận được giấy phép làm việc và đi lại của họ trong vòng 90 ngày. Một vài tháng sau, họ sẽ được gọi đến để phỏng vấn với văn phòng USCIS địa phương của họ và, nếu được chấp thuận, được cấp thẻ xanh.

Nếu cha mẹ của bạn đã bước vào Hoa Kỳ bất hợp pháp quá trình nhận được thẻ xanh trở nên phức tạp hơn nhiều. Trong những trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến ​​luật sư di trú có kinh nghiệm trước khi cố kiến ​​nghị xin thị thực hoặc nộp đơn cho chính phủ.

Những điều quan trọng cần lưu ý về việc bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ sau đây :

– Chỉ công dân Mỹ đã có quốc tịch mới có thể bảo lãnh Cha Mẹ, thẻ Xanh không bảo lãnh được

– Người mở hồ sơ bảo lãnh phải từ 21 tuổi trở lên.

– Thời gian chờ của hồ sơ khoảng từ 10 – 12 tháng.

– Người đang sống nhờ vào tiền trợ cấp xã hội vẫn có thể bảo lãnh cho cha mẹ. Nếu không đủ điều kiện kinh tế thì bạn có thể tìm người thân hoặc bạn bè để làm người đồng bảo trợ.

– Cha/mẹ kế được quyền đăng ký xin bảo lãnh với điều kiện cuộc hôn nhân với cha/mẹ ruột người bảo lãnh phải diễn ra trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi.

– Mỗi đương đơn chỉ bảo lãnh được một người, không được kèm bất kỳ ai ( ví dụ bảo lãnh cha mẹ là chỉ cha mẹ, không kèm theo anh, chị, em ). Trong trường hợp muốn anh, chị, em theo thì cứ bảo lãnh cha mẹ qua trước, sau đó cha mẹ sẽ bảo lãnh tiếp những người này theo diện cha mẹ bảo lãnh con cái sẽ nhanh hơn.

– Không nên xin bảo lãnh khi đang có thẻ Xanh, rồi chờ lúc có Quốc tịch sẽ bổ sung hồ sơ. Vì cách này hồ sơ rất dễ bị từ chối.

– Nếu người bảo lãnh trước đó đã được xin làm con nuôi hợp pháp thì có thể sẽ không được bảo lãnh cha mẹ ruột của mình.

– Lưu ý bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ thì cha mẹ không được hưởng quyền trợ cấp về Y tế. Lý do chỉ khi nào cha mẹ bạn có quốc tịch Mỹ hoặc đã có việc làm và đóng thuế thì mới được bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác. Còn trường hợp bảo lãnh cha mẹ, bạn đã điền đơn I-864 tức là bạn đã cam kết phải lo tất cả các chi phí cho người bạn bảo lãnh.

– Về phỏng vấn thì phỏng vấn bảo lãnh cha mẹ là đơn giản và dễ dàng nhất. Chỉ cần giấy tờ chứng minh cha mẹ ruột là được.

Khai sinh đăng kí muộn phải làm sao?

Giấy khai sinh chứng minh cha mẹ

Khi bảo lãnh cha mẹ, khai sanh là bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh đây là cha mẹ ruột của mình. Trong rất nhiều trường hợp – nhất là những người ở vùng nông thôn, thường không đi đăng ký khai sanh ngay sau khi người con được sanh ra mà nhiều năm sau, thậm chí vài chục năm sau mới đi đăng ký. Việc đăng ký trễ như vậy làm cho khai sanh của bạn trở nên không đáng tin cậy với Sở di trú và không còn là bằng chứng thuyết phục để chứng minh mối quan hệ nữa. Với những trường hợp này cần phải có thêm những bằng chứng khác để chứng minh người bảo lãnh là con ruột do chính cha mẹ này sanh ra. Những bằng chứng này bao gồm:

– Hình ảnh chụp chung với cha mẹ khi mới sanh và lúc còn nhỏ.
– Giấy chứng sanh của bệnh viện.
– Hộ khẩu lúc mới sanh có ghi tên người con và tên cha, mẹ.
– Học bạ của những lớp nhỏ có ghi tên cha mẹ.
– Sổ gia đình công giáo (nếu có)
– Giấy chứng nhận rửa tội (nếu có)
– Những nhân chứng cùng thời với cha, mẹ như bà con ruột thịt hoặc họ hàng. Những người này phải có mối quan hệ thân thiết với cha mẹ và biết rõ người con này là do chính cha mẹ này sanh ra.
– Đối với trường hợp thất lạc giấy tờ không còn bất cứ một bằng chứng nào thì cách duy nhất là chứng minh bằng kết quả xét nghiệm ADN.

Xem thêm: Bảo lãnh anh chị em nhận thẻ xanh Mỹ

Trả lời